Các nhà khoa học Đức Russian Alsos

Von Ardenne, Hertz, Thiessen, và Volmer

Nhà vật lý Manfred von Ardenne, giám đốc của phòng thí nghiệm Forschungslaboratorium für Elektronenphysik,[12] Gustav Ludwig Hertz, người từng đoạt giải Nobel Vật Lý và là giám đốc của Phòng thí nghiệm Siemens II tại Berlin-Siemensstadt, Peter Adolf Thiessen, giáo sư tại Đại học Friedrich-Wilhelms (nay là Đại học Humboldt Berlin) và giám đốc của Kaiser-Wilhelm-Institut für physikalische Chemie und Elektrochemie (KWIPC Viện Hóa Lý và Hóa Điện tử Kaiser Wilhelm), và Max Volmer, giáo sư, giám đốc Viện Hóa Lý của Đại học Kỹ thuật Berlin, đã ký một bản giao kèo, rằng nếu có người nào đó liên lạc với người Nga thì sẽ phải nói với cả nhóm còn lại. Bản giao kèo có 3 ý chính: (1) Ngăn chặn việc cướp bóc xảy ra ở các viện nghiên cứu, (2) Tiếp tục công việc nghiên cứu mà họ đang làm với điều kiện bị gián đoạn tối thiểu, và (3) Đảm bảo bảo vệ họ khỏi các khởi tố do các công việc trước đây họ từng thực hiện cho Đức Quốc Xã.[13] Trước khi chiến tranh kết thúc, Thiessen, một thành viên của Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên cũng có liên lạc với phe Cộng sản.[14] Ngày 27/4/1945, Thiessen tới Viện nghiên cứu của von Ardenne trên xe thiết giáp cùng với một vị tướng Hồng quân, người đồng thời cũng là một nhà hóa học hàng đầu của Liên Xô, và họ đã gửi cho Manfred von Ardenne một bức thư niêm phong (Schutzbrief).[15][16]

Thượng tướng Makhnjov cùng với Artsimovich, Flerov, Kikoin, và Migulin đến viện von Ardenne vào ngày mùng 10. Sau khi kết thúc cuộc họp, tướng Makhnjov đã đề nghị Ardenne tiếp tục công việc nghiên cứu của mình tại Liên Xô, Ardenne đã chấp nhận đề nghị của vị tướng Liên Xô. Ngày 19/5, Zavenyagin thông báo với Ardenne rằng chính phủ Liên Xô đề nghị ông lên làm lãnh đạo viện nghiên cứu vật lý và tiếp tục công việc nghiên cứu của mình. Hai ngày sau, Ardenne cùng với vợ, bố dượng, và thư ký riêng Elsa Suchland, cùng với nhà sinh học Wilhelm Menke, đáp chuyến bay tới Moskva. Ngay sau đó, những thành viên còn lại trong gia đình Ardenne và các tài liệu từ phòng thí nghiệm của ông[17] cũng được chuyển đến Liên Xô.[18][19][20]

Von Ardenne sau khi sang Liên Xô đã lập nên viện nghiên cứu hạt nhân Institute A,[21] đặt tại Sinop,[22][23] ngoại ô Sukhumi. Trong buổi gặp đầu tiên với Lavrentij Beria, von Ardenne được yêu cầu tham gia vào phát triển bom, nhưng von Ardenne nhanh chóng nhận ra rằng việc tham gia vào dự án sẽ khiến ông sau này khó có thể trở về quê hương, vì vậy ông xin tham gia vào quy trình làm giàu uranium và được đồng ý. Các mục tiêu nghiên cứu của Institute A của Ardenne bao gồm:

(1) Phân tách đồng vị phóng xạ bằng điện từ trường, với von Ardenne làm chủ nhiệm dự án,

(2) Kỹ thuật sản xuất các tường rào xốp sử dụng để phân tạch đồng vị phóng xạ, với Peter Adolf Thiessen làm chủ nhiệm,

(3) Kỹ thuật hạt nhân trong phân tách đồng vị uranium, với Max Steenbeck là chủ nhiệm; Steenbeck là đồng nghiệp của Hertz tại Siemens. Trong khi Steenbeck phát triển lý thuyết về quá trình tách đồng vị ly tâm, Gernot Zippe, một nhà vật lý hạt nhân người Áo, từng tham gia chương trình hạt nhân của Đức đứng đầu bộ phận thử nghiệm của Steenbeck.[24] Dù cho đã được phát triển từ cách 2 thập kỷ nhưng ngày nay công trình phát triển máy siêu ly tâm (máy ly tâm của Zippe).[23][25]

Toàn bộ phòng thí nghiệm của Hertz cũng được dời sang Liên Xô. Hertz được chỉ định làm giám đốc của viện nghiên cứu G, khoảng 10 km Đông Nam[22][23] Sukhumi, ngoại ô Gul'rips (Gulrip'shi).

Volmer ban đầu được chỉ định làm việc tại Viện nghiên cứu G của Hertz. Vào cuối tháng 1 năm 1946, ông được chỉ định vào làm việc tại Nauchno-Issledovatel'skij Institut-9 (NII-9, Scientific Research Institute No. 9-Viện nghiên cứu đặc biệt số 9),[26] tại Moskva; ông được giao nhiệm vụ điều chế nước nặng.

Nikolaus Riehl

Karl-Hermann Geib

Giải thưởng nhà nước

Vào năm 1947, Ardenne đã được trao tặng Giải thưởng Stalin vì đã có công phát triển kính hiển vi điện tử. Năm 1953, trước khi trở về Đức, ông đã được trao giải thưởng Stalin hạng nhất vì những đóng góp cho dự án chế tạo bom nguyên tử; số tiền từ giải thưởng này, 100.000 Rúp, đã được sử dụng để mua đất cho viện tư nhân của ông ở Đông Đức.[27][28]

Năm 1951, Hertz cùng với Barwich được trao giải thưởng Stalin hạng 2.[29] Hertz vẫn còn ở lại Liên Xô đến năm 1955, ông quay trở về Đông Đức.[30] Thiessen được trao tặng giải thưởng Stalin hạng nhất vì những công việc trong làm giàu Uranium.[29] Ông quay về Đông Đức vào giữa thập kỷ 50.[31] Riehl được tặng giải thưởng Stalin hạng nhất, giải thưởng Lenin, và Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, ông còn có nhà nghỉ Dacha phía Tây Moscow; mặc dù Riehl không bao giờ sử dụng nhà nghỉ này.[32][33][34] Năm 1955 Riehl trở về Đông Đức sau đó sang Tây Đức.[35]